7 thg 4, 2014

Tôi đưa con đi cấp cứu!

Bạn hiểu nghĩa của cụm từ " cấp cứu" hay " khẩn cấp" chứ! 

Con tôi bị ốm. Ho nhiều ban đêm kèm theo khó thở. Nó đã từng bị viêm phế quản, nên tôi nghi nó lại bị lại. Thứ 6 nó bắt  đầu ho nhiều. Vậy mà tới   đêm nó đã 2 lần khó thở. Chúng tôi đã có ý đijnh mang con vào viện cấp cứu. Vì nếu chúng tôi gọi điện theo số máy "cấp cứu" thì họ sẽ hỏi chúng tôi rất nhiều. Với vốn tiếng đức giao tiếp của tụi tôi, tôi e rằng con sẽ nguy hiểm mất. .... 

Sáng hôm ấy là thứ 7. Các phòng khám đóng cửa. Tụi tôi tra trên internet, địa chỉ " cấp cứu" ngày nghỉ gần chúng tôi nhất chính là bệnh viện của thành phố. Đành liều mang con vào. 
Tới khu vực dành cho cấp cứu, vắng tanh. Có một cô mặc áo trắng- chắc y tá thôi. 
Cô hỏi về sức khoẻ con tôi. Chúng tôi trình bày" con ho nhiều, khó thở, tím tái môi". 
Cô lấy một tờ giấy, tìm tìm và bấm đieejn thoại. Chắc cô gọi cho bác sỹ. 
Rồi cô bảo chúng tôi phải chờ hơi lâu một chút. 
Vâng, hơi ở đây là 20 phút!
Rồi có một ông bác sỹ bước vào. Ông giới thiệu tên, và hỏi chúng tôi nghe nói tiếng đức được chứ! 
Lại hỏi vì sao mang con tới. Lại trình bày...
Ông bảo" hiện tại nhìn con các ngài rất bình thường. Ngài lo lắng thì nên đưa con và viện nhi. Địa chỉ đây- ông viết"... 

Vì sợ con ho quá nhiều như thế là dễ bị viêm phổi, nên chúng tôi mới mang con vào phòng cấp cứu. Chứ không thì ...
Đành ra về. Chờ tới thứ 2 đi khám ơr phòng khám vậy. 
Cũng may từ lúc ở viện về cu cậu lại ít ho hơn. 

Nước Đức thật nguyên tắc. Và bạn hãy nhớ, luôn nắm rõ nghĩa của từ" cấp cứu, khẩn cấp" nhé. Kẻo lại bị mời về không chút đắn đo như chúng tôi :) 

3 nhận xét:

  1. Vấn đề ở đây là: bác sĩ bên đấy phán đoán chuẩn xác nên mới có thể trả lời tự tin "Hiện tại con của các ngài rất bình thường" và bố mẹ mới dám mang con về chờ đến T2 đưa đi khám.
    Còn ở VN, cứ sốt cao là nhiều mẹ mang con vào viện cấp cứu (trong khi không tìm cách hạ sốt, không học cách chống co giật khi sốt cao) và vì cấp cứu rất dễ dàng nên ồ ạt trẻ đi cấp cứu, ồ ạt trẻ bị lây nhiễm các bệnh khác khi đi cấp cứu và bác sĩ cũng rất thờ ơ với các trường hợp cấp cứu. Với chị, ở VN trước hết các bà mẹ phải học cách tự bảo vệ con thay vì cứ trông chờ tất cả vào bs (tất nhiên chị không đánh đồng các trường hợp chỉ có bs mới phán được bệnh cho con hoặc những trường hợp con cần đi bệnh viện xét nghiệm khi có những triệu chứng bất thường).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế đó chị. Ví như- phủi phui em)... Lúc bọn em tới, Sóc đang bị nguy hiểm như khó thở, tím tái, co giật... Thì con em cũng vẫn được cấp cứu. Đằng này, lúc tới, cậu ta đang ê à, và chẳng ho chút nào chứ. Bố mẹ sợ dính vào hai ngày cuối tuần, lo con viêm phổi nên mới liều mang vào khu vực" cấp cứu" :D
      Họ nguyên tắc thế, bởi bác sỹ ở phòng khám của họ chuyên môn ngang ngửa " bảnh viện". Cả bác sỹ nhi của tụi nhóc, và bác sỹ sản khoa của em, đều đang công tác trong các bệnh viện đấy chị. Bác sỹ sản khoa của em cũng chính là người mổ cho em hôm sinh Sóc luôn.
      ..... Đang vụ sục sôi về y tế, bệnh dịch ở nhà. Em nói thì có người bảo chê bai, mất gốc. Nhưng nói thật, nước mình tỉ năm nữa vẫn chỉ hít khói cho các nước khác thôi. Vì mục nát từ trên xuống dưới.
      Vậy nên, những con người đang sinh sống( lao động thuần tuý như tụi em) hay cả những người có học. Đã ra nước ngoài, lại tìm mọi cách ở lại, không muốn quay về!
      Cho dù cuộc sống cũng khá vất vả, và phải hy sinh cũng khá nhiều!

      Xóa
  2. Chị có nghe một anh bạn là bác sỹ nói chuyện, trừ trường hợp nhìn thấy ngay như cần phải cầm máu, cố định chân tay, trợ thở, gì đó nữa í, anh ấy bảo thật ra phải đợi phản ứng của bệnh nhân khi vào cấp cứu thì mới biết được tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Mình thì người nhà nhiều khi cứ sốt ruột, cứ phải cấp cứu ngay và luôn :D
    Hôm trước chị bị đi cấp cứu thì may lại gặp 1 ca trực bác sỹ ổn lắm, nhẹ nhàng vui vẻ, hài hước nữa :)
    Chị bảo bố Tôm sau này cho thằng Tôm đi du học, rồi lấy vợ Tây cũng được. Bố nó bảo ôi không được, mất gốc, đã thế vợ nó nói mình không hiểu gì :)))

    Trả lờiXóa